Sunday, December 31, 2000

Theo dõi trẻ bị tay - chân

Đinh Thị Tuyết Mai (tuyetmai@gmail.com)

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm nhưng cao điểm vào các tháng nóng và mưa nhiều. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Giai đoạn ủ bệnh tay - chân - miệng từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh; Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Để phòng bệnh tay - chân - miệng, người chăm sóc trẻ cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn. Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh cần đưa đi khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

BS. Vũ Ngọc Anh

No comments:

Post a Comment

Mách bạn cách đơn giản phòng tránh nguy cơ ngất xỉu do nắng nóng

Uống đủ nước Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ngất. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể...